Quyền nuôi con sau ly hôn

18/06/2025

5/5 - (4 bình chọn)

Quyền nuôi con sau ly hôn là câu hỏi mà rất nhiều khách hàng đặt ra và gửi đến hòm thư tư vấn thamtuphuctam@gmail.com của công ty thám tử Phúc Tâm. Hãy cùng thám tử Phúc Tâm tìm hiểu về vấn đề này để có được những thông tin tham khảo hữu ích nhé.

Tìm hiểu quyền nuôi con sau ly hôn.

Vì sao phải nắm rõ quyền nuôi con sau ly dị đối với cha mẹ?

Đổ vỡ hôn nhân từ cha và mẹ sẽ khiến con trẻ mất đi một mái ấm quan trọng. Việc không tiếp tục sống đầy đủ cùng hai người quan trọng nhất là một mất mát, tổn thương vô cùng lớn. Đây là một đả kích rất lớn ở độ tuổi cần nhiều tình yêu thương và sự chăm sóc đặc biệt. Nếu cha mẹ còn tiếp tục lằng nhằng, đôi co khi phân chia quyền nuôi con sau ly hôn, những đứa trẻ sẽ càng trở nên tổn thương sâu sắc. Không ít những đứa trẻ rơi vào trường hợp bị mắc các bệnh tâm lý khi cho mẹ ly hôn và kiện tụng tranh chấp.

Giải quyết quyền nuôi con theo đúng pháp luật luôn là lựa chọn văn minh của nhiều người. Điều này sẽ giúp cả hai an tâm nuôi dạy con cái dưới sự bảo vệ của Pháp luật.

XEM THÊM: MẪU ĐƠN XIN LY HÔN.

Người chịu trách nhiệm nuôi dạy con sau ly hôn theo pháp luật

Pháp Hôn nhân và Gia đình của Việt Nam đã có những quy định chặt chẽ về nghĩa vụ, trách nhiệm của cha mẹ trong việc giáo dục, trông nôm con cái. Nguyên văn điều 69 quy định về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ như sau “Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.” (Theo thuvienphapluat.vn)

Theo khoản 2 điều 81 – luật Hôn nhân Gia đình năm 2014, vợ chồng tự thỏa thuận về vấn đề người trực tiếp chăm sóc, nuôi nấng con cái cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của đôi bên đối với con cái. Tòa án sẽ quyết định dựa trên các yếu tố nhất định nếu cả hai bên không tự thỏa thuận được.

Trong điều 82 của Luật hôn nhân và Gia đình cũng có những quy định rõ ràng về vấn đề cấp dưỡng nuôi con. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng, thăm nom con.

Như vậy, cha mẹ nên nắm được nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền hạn của mình trong vấn đề nuôi dưỡng con sau khi ly hôn.

Quyền nuôi con theo độ tuổi của con

Cha mẹ cần dựa trên khoản 1, 2 và 3 điều 81 của luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam để phân chia quyền nuôi dưỡng con theo độ tuổi của con cái.

Nguyên văn điều luật như sau:

“ 1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.” (Theo thuvienphapluat.vn)

Con trẻ cũng đóng một vai trò quyết định trong việc lựa chọn người chăm sóc khi cha mẹ ly hôn. Chúng có quyền được lựa chọn người nuôi dạy theo đúng nguyện vọng để có thể sống trong môi trường tốt nhất. Đây là quyền lợi thỏa đáng mà pháp luật đã quy định, giúp con trẻ có quyền tự do bày tỏ mong muốn, nguyện vọng của cá nhân mình.

Do đó, khi trẻ đã đủ tuổi nhận thức và biết quyết định, cha mẹ cần tìm hiểu nguyện vọng của trẻ về vấn đề người nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.

TÌM HIỂU THÊM: THỦ TỤC LY HÔN NHANH NHẤT.

Cách giành quyền nuôi con sau ly hôn

Tư vấn dành quyền nuôi con say ly hôn.

1. Chứng minh về tài chính

Yếu tố này cực kỳ quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến quyết định của Tòa án trong việc giành quyền nuôi con. Bên có những lợi thế về tài chính sẽ luôn được đại diện Tòa án  cân nhắc hơn vì trẻ cần phải được nuôi dưỡng và chu cấp đầy đủ khi chưa có khả năng tự kiếm ra tiền. Đại diện Tòa án sẽ xem xét mức thu nhập bình quân hàng tháng, nguồn thu nhập có chính đáng hay không, hoặc nghề nghiệp ổn định/ bất định…

2. Chứng minh đạo đức, nhân phẩm

Nhân phẩm, đạo đức của người thụ hưởng quyền nuôi con sẽ ảnh hưởng đến cách giáo dục con cái. Do đó, yếu tố này cũng được Tòa án cân nhắc. Thông qua các mối quan hệ giữa người muốn thụ hưởng với gia đình, bạn bè, xã hội, đồng nghiệp và con cái, Tòa án sẽ có những quyết định cụ thể về quyền nuôi dưỡng con cái.

3. Chứng minh thời gian chăm sóc, giáo dục con cái

Đối với yếu tố này, Tòa án sẽ xem xét điều kiện cuộc sống của cha hoặc mẹ có thể đảm bảo chăm sóc, giáo dục con cái tối ưu không? Nếu không thể đảm bảo yếu tố này, người muốn giành quyền nuôi con rất khó để được Tòa án chấp thuận.

4. Chứng minh được yếu tố vật chất

Người muốn giành quyền nuôi con sau ly hôn cần chứng minh cho tòa án thấy được rằng mình có thể đảm bảo môi trường sống đầy đủ cho con. Môi trường sống cần đảm bảo tiện nghi, thoải mái, tạo điều kiện tốt cho việc ăn ở, học tập của con.

5. Chứng minh về yếu tố tinh thần

Sau đổ vỡ hôn nhân, con trẻ là những người chịu tổn thương nghiêm trọng. Người giành quyền nuôi con cần đảm bảo rằng mình sẽ giúp con hồi phục tâm lý, tạo mọi điều kiện để con có cuộc sống tinh thần vui vẻ, lành mạnh và trong sáng.

Để hạn chế những tranh chấp không đáng tiếc xảy ra khiến con trẻ thêm đả kích và mệt mỏi,  bạn có thể liên hệ với dịch vụ thám tử tư Hà Nội Phúc Tâm. Chúng tôi luôn lắng nghe tận tình vấn đề của khách hàng và giải quyết tốt nhất bằng nghiệp vụ chuyên nghiệp. 

Chúc quý khách hàng 1 ngày an lành và hạnh phúc.

NÊN ĐỌC: DỊCH VỤ ĐIỀU TRA CHỨNG MINH VỢ/CHỒNG NGOẠI TÌNH.

BAN TƯ VẤN PHÚC TÂM.

Bình luận

G

Zalo: 0984885445

G

Hotline 1: 0984.88.5445

G

Hotline 2: 0984.88.5445

Giao hàng nhanh

Dịch vụ thiết kế website Chuyên nghiệp Chuẩn SEO code learn